Mẹo Thi Bằng Lái Xe Hạng C: Lý Thuyết & Sa Hình Hay Nhất. Bạn đang căng thẳng cho kỳ thi sát hạch lái xe sắp tới. Thực ra, thi sát hạch lái xe ô tô hạng C sẽ không khó nếu như bạn biết được mẹo thi để đậu cả phần lý thuyết và sa hình. Nếu bạn vẫn còn lo lắng thì hãy tham khảo các kinh nghiệm thi bằng lái xe hạng C ngay sau đây.

Có thể bạn quan tâm:

KINH NGHIỆM THI BẰNG LÁI XE C DỄ ĐẬU

Theo Tổng cục Đường bộ VN, từ ngày 1-8-2020 các trung tâm sát hạch ở các tỉnh và TP phải áp dụng nội dung thi mới. Theo đó, bộ đề thi giấy phép lái ôtô hạng C từ 450 câu hỏi được nâng lên 600 câu. Trong số 600 câu hỏi này, trích ra 250 câu làm bộ đề thi giấy phép lái xe máy A1 và 400 câu hỏi làm đề thi A2.

Lý thuyết học lái xe ô tô hạng C: 600 câu hỏi

Về lý thuyết học lái xe C cơ bản về luật giao thông đường bộ (bản mới nhất). Học viên cũng sẽ được học về các hệ thống biển báo, chỉ dẫn. Kết cấu giao thông đường bộ và các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và các điều khoản thi hành luật giao thông đường bộ. Trung tâm dạy lái xe ô tô hạng C uy tín tại các quận Tp.HCM.

Lý thuyết học lái xe ô tô là phần cực kỳ quan trọng trong học lái xe. Vì bạn phải đủ điểm phần thi lý thuyết mới được cấp bằng lái xe. Tuy nhiên việc học lý thuyết cũng không khó như thực hành. Có một công cụ mà bạn cần phải biết và cũng được đưa vào giáo trình học lái xe C đó là các phần mềm học lái xe ô tô. Hoặc các ứng dụng thi lý thuyết sẽ giúp các bạn rất nhiều và tiết kiệm cho các bạn rất nhiều thời gian học lý thuyết. 

Xem thêm: dang ky hoc lai xe oto tai tphcm

mẹo thi bằng lái xe hạng c

Lý thuyết học lái xe ô tô hạng C: 120 tình huống mô phỏng

Thêm vào đó, vào tháng 7/2022, việc áp dụng 120 tình huống mô phỏng đã tăng thêm độ khó cho nhiều học viên. Bộ Giao thông áp dụng thêm nhiều tình huống nguy hiểm khác nhau, có thể xảy ra ở khu vực đường cao tốc, đường đông dân, đường nông thôn, đường núi vào ban ngày lẫn ban đêm. Giúp người học định hình được các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, từ đó, xử lý tình huống một cách tốt nhất. Thành một phản xạ có điều kiện khi điều khiển xe tham gia giao thông. 

Thi lý thuyết lái xe ô tô hạng C bao nhiêu câu là đậu

Thời gian thi lý thuyết đối với một số hạng bằng giấy phép lái môtô và ôtô sẽ khác nhau. Đối với thi thực hành lái ôtô, Tổng cục Đường bộ yêu cầu các trung tâm sát hạch thu hẹp nhà xe trên sa hình. Việc đổi mới nội dung thi nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giấy phép lái xe.

Thời gian thi lý thuyết 600 câu hỏi của hạng C là 40 câu hỏi trắc nghiệm và thời gian thi là 24 phút. Trong đó, thí sinh thi hạng C phải đạt từ 37 câu trở lên mới đậu.

Còn về phần thi lý thuyết mô phỏng, các hạng bằng đều phải thi xử lý 10 tình huống khác nhau được chạy 1 lần liên tiếp trên máy tính. Mỗi tình huống tính 5 điểm, do đó, thí sinh phải đạt từ 35/50 điểm trở lên mới đậu phần thi này. Riêng về thời gian thi, mỗi tình huống có độ dài ngắn khác nhau nên thời gian thi của mỗi bài thi cũng sẽ khác nhau. Thí sinh nên tập trung vào các tình huống để đạt và mới được xuống thi thực hành sa hình.

Mẹo thi lý thuyết lái xe ô tô hạng C

A. PHẦN KHÁI NIỆM TRONG BỘ ĐỀ
Chọn đáp án 1 cho các câu hỏi có chứa các từ sau
+ Kn “Khổ giới hạn đường bộ” (Chiều cao, chiều rộng)
+ Kn “dải phân cách” (cơ giới và thô sơ)
+ Kn “đường phố” (lòng đường và hè phố)
+ Kn “xe quá tải trọng đường bộ” (tải trọng trục xe)
+ Kn “ phần đường xe chạy”
+ Kn “đường chính” (chủ yếu)
+ Kn “Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” (kể cả xe đạp máy)
+ Kn “Vạch kẻ đường” (phân chia làn đường)
+ Kn “đường cao tốc” (ra vào ở những điểm nhất định)
Chọn đáp án 2 cho các câu hỏi có chứa các từ sau
+ Kn “Làn đường” (chia theo chiều dọc của đường)
+ Kn “Pt gt cơ giới đường bộ” (kể cả xe máy điện)
+ Kn “Hàng nguy hiểm” (an toàn và an ninh quốc gia)
+ Kn “Đường ưu tiên”
+ Đường bộ trong khu vực đông dân cư
+ Vận tải đa phương thức (bằng ít nhất 2 phương thức)
+ Hoạt động vân tải đường bộ (kinh doanh và không kinh doanh)
+ Kn “dừng xe” (là trạng thái đứng yên tạm thời)
+ Kn “đỗ xe” (không giới hạn thời gian)
Chọn đáp án 3 cho các câu hỏi có chứa các từ sau
+ Hàng siêu trường, siêu trọng (không thể tháo rời ra được)
Chọn đáp án 1 & 2 cho các câu hỏi có chứa các từ sau
+ Kn “đường bộ”
+ Kn “Công trình đường bộ”
+ Kn đạo đức nghề nghiệp
+ Kn văn hóa giao thông
Chọn đáp án 2&3 cho các câu hỏi có chứa các từ sau
+ Kn “Người điều khiển giao thông”

B. PHẦN KỸ THUẬT MÁY, THIẾT BỊ TRONG BỘ ĐỀ 

Chọn đáp án 1 khi trong câu có chứa
+ Nguyên nhân động cơ diesel không nổ
+ Động cơ 2 kỳ (2 hành trình)
+ Công dụng của hệ thống truyền lực của ô tô (dùng để truyền)
+ Công dụng của hệ thống phanh (dùng để giảm tốc độ)
+ Công dụng của động cơ ô tô  (nhiệt năng thành cơ năng)
+ Yêu cầu của kính chắn gió (là loại kính an toàn)
+ Yêu cầu an toàn kỹ thuật đối với dây đai an toàn (hãm giữ chặt)
+ Âm lượng còi (>90. <115 dB)
Chọn đáp án 1&2 đối với câu có chứa từ
+ Mục đích của bảo dưỡng thường xuyên
Chọn đáp án 2 đối với câu có chứa từ
+ Động cơ 4 kỳ (4 hành trình)
+ Công dụng của ly hợp (dùng để truyền hoặc ngắt)
Chọn đáp án 3 đối với câu có chứa từ sau
+ Công dụng của hộp số ô tô (chuyển động lùi)
+ Công dụng của hệ thống lái (dùng để chuyển hướng)

C. PHẦN KỸ THUẬT LÁI XE CƠ BẢN TRONG BỘ ĐỀ 

Chọn đáp án 1 đối với câu có chứa từ sau
+ Khi vào số tiến hoặc lùi xe ô tô số tự động (đạp phanh chân hết hành trình)
+ Khi quay đầu (đưa đầu xe về phía nguy hiểm)
+ Điều khiển tăng số (nhịp nhàng chính xác)
+ Đk ô tô tới gần xe chạy ngược chiều vào ban đêm (đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần)
+ Đk ô tô rẽ trái
+ ở đường giao nhau
Chọn đáp án 1 & 2
+ Khi điều khiển xe qua đường sắt
Chọn đáp án 1 & 3: Đk ô tô tự đỗ
Chọn đáp án 2
+ Khi nhả phanh tay (kéo cần phanh tay về phía sau đồng thời bóp khóa hãm)
+ Khi khởi hành ô tô trên đường bằng (đạp ly hợp hết hành trình)
+ Đk ô tô rẽ phải ở đường giao nhau
+ Đk ô tô giảm số (vù ga phù hợp với tốc độ)
+ Đk ô tô trên đường trơn (không đánh lái ngoặt và phanh gấp)
Chọn đáp án 3: Đk xe vượt qua rảnh lớn cắt ngang mặt đường

E. CÁC MẸO KHÁC TRONG BỘ ĐỀ

  1. Chọn các đáp án khi trong đáp án có các từ sau “bắt buột, vi phạm, khi tham gia giao thông đương bộ, bị nghiêm cấm, không được (phép, quay đầu, mang vác…)”
  2. Dấu B2 =< 9 chỗ, < 3,5 tấn chọn đáp án 2; C =< 9 chỗ, >= 3,5 tấn chọn đáp án 3
    FE: chọn đáp án 1, FC: chọn đáp án 2
  3. Tại nơi đường giao nhau, …giang…: chọn đáp án 1
    Tại nơi đường giao nhau, … giơ…: chọn đáp án 2
  4. Giảm tốc độ: có biển cảnh báo nguy hiểm
    – khi cho xe chạy sau vượt
  5. Niên hạn sử dụng: – tải: 25 năm
    – chở người >9 chỗ: 20 năm
  6. Xe ưu tiên: chữa cháy, quân sự, công an, cứu thương khi làm nhiệm vụ cấp cứu.
  7. Câu hỏi có đáp án về tuổi:
    Tuổi tối đa cho người lái xe dấu E là: 55 tuổi đối với Nam và 50 tuổi đối với Nữ
    Đáp án nào có 27 tuổi thì chọn, không có 27 tuổi thì chọn đáp án 2
  8. Khoảng cách an toàn trên đường cao tốc: lấy tốc độ lớn nhất trừ đi 30.
  9. Nồng độ cồn: đv ô tô, máy kéo: không được uống. Chọn đáp án 2.
    Đv mô tô 2 bánh, xe gắn máy: chọn nồng độ cồn lớn nhất (0.25 hoặc 50), chọn đáp án 1.
  10. Điều khiển ô tô “lên dốc, xuống dốc, đường vòng, đường ngập nước, đường sắt, đường gồ ghề” chọn đáp án “về số 1”, hoặc “về số thấp” hoặc “về số thấp…đi chậm”
  11. Tốc độ: – Xe công nông: 30 Km/h
    – Trong khu vực đông dân cư xe gắn máy, mô tô 2 bánh: 40 Km/h
    – Ngoài khu vực đông dân cư…40 Km/h, chọn đáp án 1
    – Ngoài khu vực đông dân cư…80Km/h, chọn đáp án 1
    – Ngoài khu vực đông dân cư…70Km/h, chọn đáp án 2
    – Ngoài khu vực đông dân cư…50 Km/h, chọn đáp án 3
    – Ngoài khu vực đông dân cư…60Km/h, chọn đáp án 4

Xem thêm: http://hoclaixehcm.edu.vn/meo-thi-ly-thuyet-lai-xe-o-to-b2-450-cau-dam-bao-dau-100-p19.html

MẸO HỌC LÁI XE Ô TÔ BÀI THI SA HÌNH ĐẠT CHUẨN | MEO THI BANG LAI XE HANG C

Những học viên đạt điểm thi lý thuyết bước vào cuộc thi thực hành trên sa hình với thời gian thi rút ngắn từ 20 phút còn 15 phút. Ngoài ra, trong 11 bài thi liên hoàn trên sa hình có bài lái xe vào nhà xe (sa hình) đã bị thu hẹp 1/3 diện tích so với trước đây. Đó là hai yếu tố mà nhiều thí sinh dễ bị rớt nhất. Điểm thi trên sa hình được chấm tự động bằng máy, điểm tối đa là 100 nên thí sinh phải đạt trên 80 điểm mới đậu.

Kinh nghiệm cho bài thi “xuất phát xe ngang dốc”

Phần thi ”xuất phát xe ngang dốc” là dễ bị mất điểm và dễ bị loại nhất trong kỳ thi bằng lái xe hạng C. Khi xe đã qua vạch cho người đi bộ, nên sâu ga hơn một chút để có đà. Gần đến vạch dừng chừng 10 m, cắt côn, rà phanh, khi ”kẹo cao su” trùng với vạch dừng thì đạp phanh dừng hẳn. Xe dừng hẳn, kéo hết phanh tay, nhả côn thật từ từ đến khi vòng tua khoảng 1000 (liếc nhanh đồng hồ vòng tua).

Lúc đó đầu xe rung như muốn chồm lên, chuyển nhanh chân phanh sang ga, nhả phanh tay, thêm ga, xe sẽ bò qua dốc.

Kinh nghiệm xương máu, nếu thấy xe ô tô trôi, phải kéo ngay phanh tay, nhớ đạp hết côn cho xe khỏi chết máy. Sau đó làm lại đề-pa. (xe trôi quá 50 cm là đi về). Nếu chết máy trên dốc cũng phải nhanh chóng kéo phanh tay, đạp hết côn tắt, mở lại khóa điện để nổ máy, thao tác lại đề-pa (quá 30s cũng đi về). Kết thúc phần thi dừng và khởi hành ngang đốc ngon lành.

Bài thi “lái xe qua vết bánh xe”, “qua đường hẹp vuông góc”, và “ghép vào nơi đỗ”

Lái xe qua vết bánh xe cũng là một phần thi lái xe ô tô hạng B2, C khó và đòi hỏi sự tập trung cao. Lưu ý trước khi vào bài “ghép xe vào nơi đỗ” đều phải mở rộng cua, lái thật chậm để có đủ thời gian và khoảng cách căn chỉnh thẳng, bó xe sát lề mà vẫn song song với lề.

Phần thi ”Qua đường hẹp vuông góc” và bài “Lái xe qua đường vòng quanh co” thì nên lái thật chậm, cần thiết thì đỡ nửa côn cho xe giảm tốc độ xuống đến mức có thể. Nhớ hai bài này phải bám lưng, cẩn thận để bánh sau của xe đè vạch.

Phần thi lái xe ô tô ”lùi chuồng”. Sau khi xe song song với lề, cách lề khoảng 40 cm, xe thẳng lái thì từ từ tiến. Tay gương bên lái ngang với vạch vàng gần nhất ở của chuồng thì đánh hết lái sang phải. Hơi ngoái lại phía sau khi thấy vạch vàng thứ hai của cửa chuồng là đường thẳng tưởng tượng nối lên trùng với ”kẹo cao su” thì trả lại lái hai vòng. Lúc này mũi xe phía bên phụ đã tiến sát vạch ở lề đường phía bên kia mà không chạm vạch.

Nhớ kỹ chỗ nào cần xi nhan trong bài thi

Nên nhớ kỹ những chỗ cần xi nhan trong bài thi sa hình thi bằng lái xe ô tô b2. Bởi chỉ cần quên không xi nhan trước khi đưa xe vào sa hình, là bạn đã bị mất điểm. Nhớ những vị trí nào cần xi nhan trên sa hình để chuẩn bị trước, đây là một hình thức “học thuộc lòng” nhưng rất có ích.


Từ khóa liên quan:

  • mẹo thi lý thuyết lái xe hạng c
  • kinh nghiệm thi sa hình hạng c
  • Meo thi bang lai xe hang C
  • Kinh nghiem thi bang lai xe hang C
  • Huong dan hoc ly thuyet lai xe o to hang C
Mẹo Thi Bằng Lái Xe Hạng C: Lý Thuyết & Sa Hình Hay Nhất
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận