Hướng Dẫn Tự Học Lái Xe Ô Tô Cơ Bản Cho Người Mới. Ngoài thời gian học ở trường với giáo viên hướng dẫn ra thì các bạn cũng nên tự học lái xe ô tô qua các video hướng dẫn. Hoặc các kinh nghiệm được chia sẻ trên các trang web, diễn đàn để bổ trợ thêm kiến thức cũng như là kỹ năng lái xe. Vì vậy mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn bài viết hướng dẫn tự học lái xe ô tô cơ bản dành cho người mới bắt đầu với mong muốn giúp bạn vững tay lái hơn.

Có thể bạn quan tâm:

CÁCH TỰ HỌC LÁI XE Ô TÔ CƠ BẢN NHANH BIẾT LÁI NHẤT

Học lái xe ô tô cũng như học tiếng Việt, những kỹ năng tuy cơ bản phải làm quen nhưng sẽ theo bạn trong suốt cuộc đời mỗi khi đặt tay vào vô lăng ô tô. Học cẩn thận từ dễ đến khó một cách bài bản là cách tốt nhất để đảm bảo cho bạn sự an toàn cao nhất khi lái xe ô tô. Bài viết này sẽ tiếp thêm cho bạn những điều cơ bản cần biết khi học lái xe ô tô.

Tiếp theo bài học lái xe ô tô sẽ giúp các bạn tiến gần hơn đến các bước cơ bản khi học lái xe ô tô. Hãy luôn ghi nhớ an toàn là trên hết. Đa số các rủi ro khi tham gia giao thông là do người lái xe ô tô chủ quan vào những hiểm nguy trên đường, lái xe ô tô thiếu tập trung.

Xem thêm: hoc lai xe o dau uy tin nhat

Làm quen với xe ô tô

Luôn cài dây an toàn khi khởi động xe ô tô, kiểm tra kỹ các cửa đã đóng hay chưa trước khi cho xe ô tô chạy. Kiểm tra kỹ túi khí nhưng hãy nhớ, túi khí sẽ không có tác dụng nếu như bạn không thắt dây an toàn. Thắt dây an toàn là điều vô cùng cần thiết khi hoc lai xe oto

trung tam day lai Tien Thanh

Chỉnh ghế lái sao cho vừa với tầm điều khiển vô lăng, làm sao giúp bạn lái xe ô tô một cách thoải mái nhất. Lưu ý đến góc quan sát, bạn phải nhìn được với góc nhìn rộng nhất và không quên kiểm tra gương và tầm nhìn phía sau. Đừng để một chiếc chắn nắng che mất tầm nhìn phía sau của bạn.

Biết điều chỉnh ghế ngồi lái xe ô tô và gương chiếu hậu

Tư thế ngồi lái xe có ảnh hưởng đến sức khỏe, thao tác của người lái xe và sự an toàn chuyển động của xe ôtô. Do vậy, cần phải điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với tầm thước của mỗi người. Việc điều chỉnh ghế lái dịch lên trên hoặc lùi xuống dưới được thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh ở dưới gầm ghế (2.26-1)

tu hoc lai oto

Việc điều chỉnh góc của đệm tựa được thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh hoặc xoay núm điều chỉnh ở phía bên trái ghế lái (hình 2.26-2)

Sau điều chỉnh phải đảm bảo những yêu cầu sau: Chân đạp hết hành trình các bàn đạp ly hợp, phanh và ga mà đầu gối vẫn còn hơi chùng; 2/3 lưng tựa nhẹ vào đệm lái; có tư thế ngồi thoải mái, ổn định, 2 tay cầm 2 bên vành vô lăng lái, mắt nhìn thẳng về phía trước, hai chân mở tự nhiên. Ngoài ra người lái xe cần chú ý sử dụng quần áo cho phù hợp để không ảnh hưởng đến các thao tác lái xe.

tu hoc lai xe oto

Người lái xe cần điều chỉnh gương chiếu hậu ở trong buồng lái và ở ngoài buồng lái (cả ở phía bên phải và phía bên trái). Sao cho có thể quan sát được tình trạng giao thông ở phía sau, phía bên trái và bên phải của xe ôtô (hình 2.28). Cần chú ý việc chỉnh gương trong lúc xe ôtô đang chuyển động là rất nguy hiểm cho hoc lai xe oto

Cầm vô lăng đúng cách khi hoc lai xe oto

Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật. Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10)giờ, tay phải nắm vào vị trí từ (2-4) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái (hình 2.30). Yêu cầu: Vai và tay thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác. Chú ý: Trong khoảng giới hạn nêu trên, tùy theo góc nghiêng vô lăng lái của từng loại xe.

trung tam day lai Tien Thanh

Khi muốn cho xe ôtô chuyển sang hướng nào thì phải quay vô lăng lái sang hướng đó (cả tiến lẫn lùi). Mức độ quay vô lăng lái phụ thuộc vào mức yêu cầu chuyển hướng. Khí xe ôtô đã chuyển hướng xong, phải trả lái kịp thời để ổn định theo hướng chuyển động mới. Muốn quay vô lăng lái về phía bên phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim đồng hồ (hình 2.30-1).

Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay phải xuống dưới (hình 2.31-2); đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (9-11) giờ (hình 2.31-3). Tay trái tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (5-6) giờ (hình 2.31-4); đồng thời rời tay lái nắm vào vị trí (9-10) giờ (hình 2.31-5).

Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo, tay phải đẩy ngược chiều kim đồng hồ. Khi tay trái đã chạm sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (1-3) giờ. Tay phải tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ, rời tay phải nắm vào vị trí (1-3) giờ. Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên.

Sử dụng hộp số đúng cách khi lái xe ô tô

Về cơ bản nếu bạn học lái xe ô tô mà sử dụng sai nó có thể gây hao tổn nhiên liệu. Về lâu dài sẽ làm hư hổng hộp số nhanh hơn và gây nguy hiểm nhất là có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Số N là chữ viết tắt từ “neutral”, có nghĩa là vị trí số 0. Khi đang ở vị trí này động cơ xe chạy không tải (hoạt động nhưng không chuyển động). Vì vậy luôn cài số ở vị trí số N trong trường hợp kéo, đẩy xe khi đi bảo trì bảo dưỡng, kéo xe trên đường khi xe không may gặp sự cố.

Khi học lái xe ô tô chúng ta nên hiểu rõ hơn về số N (hay còn goi là số 0) trong các tình huống phổ biến sau:

Thứ nhất: Khi khởi động

Đối với xe số sàn, bao giờ cần số cũng phải ở vị trí số 0 khi khởi động, có kèm theo thắng tay. Đối với xe số tự động, có thể khởi động ở vị trí số N (kèm thắng tay) nhưng tốt nhất và tiện lợi nhất là ở vị trí P ( parking).

Thứ 2: Khi dừng xe trong khoảng thời gian là 30 giây trở lên (kể cả khi dừng đèn đỏ)

Với xe số sàn hay số tự động nói chung bạn sẽ cài số N, kéo thắng tay và tất nhiên vẫn để máy chạy trong thời gian chờ đợi.

Một số người học lái xe ô tô có thói quen khi dừng đèn đỏ với xe số tự động vẫn để số D và đạp phanh. Hoặc ở một số lớp dạy học lái xe ô tô giáo viên vẫn dạy để số 1 và đạp côn khi dừng chờ đèn đỏ. Cách làm này sẽ làm hư hại đến hộp số, hao tổn nhiên liệu và cũng mỏi chân.

Thứ 3. Khi xe đang chạy

Số N là số trung gian để chuyển tiếp sang số khác. Với xe số tự động bạn chỉ cần để số D (drive) mà chạy thì đối với xe số sàn bạn phải chuyển số cho phù hợp với tốc độ và đoạn đường đang chạy. V

ề số N rồi mới sang số khác là bài học căn bản nhất khi học lái xe ô tô.

Thứ 4. Lưu ý một số tình huống tuyệt đối không nên cài số N hay số 0 khi lái xe

Đó là trường hợp học lái xe ô tô khi đang xuống dốc. Nhưng nhiều người cho rằng xe đã sẵn trớn xuống dốc nên chuyển về số “mo” kết hợp với nhấp phanh chân sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu. Cách sử dụng hộp số này hoàn toàn không đúng kỹ thuật, rất nguy hiểm và cũng không tiết kiệm nhiên liệu được bao nhiêu.

Việc sử dụng số N trong khi xuống dốc là một hình thức tự sát khi học lái xe ô tô. Bởi vì khi về số N ngắt đường chuyền giữa động cơ và bánh xe, khi xuống dốc bánh xe nhờ quán tính lao nhanh hơn. Khi đó bạn phải đạp phanh sâu hơn để kiểm soát tốc độ, phanh sẽ hao mòn và hư.

Và thật nguy hiểm nếu lúc này xảy ra tình huống khẩn cấp trên đường bạn sẽ không có khả năng kiểm soát được. Vì vậy khi xuống dốc hãy cài số 2 hoặc 3 và thậm chí là số 1 tùy theo tốc độ.

Và hãy nhớ số N rất “hợp cạ” với phanh (trắng). Khi sử dụng số mo, nhìn chung bạn phải kết hợp với đạp hoặc kéo phanh.


Từ khóa liên quan:

  • cách tự học lái xe ô tô
  • tự học lái xe ô tô tại nhà
  • Tu hoc lai xe oto co ban cho nguoi moi bat dau
  • Huong dan tu hoc lai xe o to tai nha
  • Kinh nghiem hoc lai xe oto
Hướng Dẫn Tự Học Lái Xe Ô Tô Cơ Bản Cho Người Mới
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận